Trong đàm luận chính trị Đường_cong_Laffer

Thuyết kinh tế của Reagan

Phần trăm thuế suất trung bình đối với nhóm nộp thuế thu nhập cao nhất tại Mỹ, giai đoạn 1945-2009.

Đường cong Laffer và kinh tế học trọng cung đã truyền cảm hứng cho thuyết kinh tế của Reagancắt giảm thuế Kemp-Roth năm 1981. Những người chủ trương trọng cung của việc cắt giảm thuế tuyên bố rằng các mức thuế suất thấp hơn sẽ sinh ra nhiều thu nhập thuế hơn do thuế suất biên thuế thu nhập của chính phủ Hoa Kỳ trước khi làm luật là ở phía phải của đường cong. Là một nghệ sĩ thành công, bản thân Reagan đã phải chịu các mức thuế suất biên lên tới 90% trong Thế chiến II. Trong thời kỳ Reagan làm tổng thống thì thuế suất biên cao nhất tại Hoa Kỳ đã giảm từ 70% xuống còn 31%. Theo các dữ liệu lịch sử của OMB thì thu nhập của chính quyền liên bang tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP đã giảm từ 19,0% GDP vào năm 1980 xuống 18,4% vào năm 1989. Tuy nhiên, thu nhập tuyệt đối lại gần như tăng gấp đôi trong cùng kỳ[26].

David Stockman, giám đốc ngân sách của Ronald Reagan trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông và là một trong những người đề xuất đầu tiên của kinh tế học trọng cung, đã e ngại rằng chính quyền đã không quan tâm tới mức cần thiết đối với cắt giảm chi tiêu chính phủ. Ông giữ quan điểm cho rằng đường cong Laffer đã không được thực thi theo đúng nghĩa đen — ít nhất là không trong môi trường kinh tế của Hoa Kỳ thập niên 1980. Trong The Triumph of Politics (Chiến thắng của chính trị), ông viết: "Toàn thể băng nhóm California đã thực thi [đường cong Laffer] theo nghĩa đen (và nguyên thủy). Theo cách mà họ nói chuyện, dường như họ kỳ vọng rằng một khi cắt giảm thuế trọng cung có hiệu lực thì thu nhập bổ sung sẽ bắt đầu trút xuống như lộc trời cho. Từ tháng 1, tôi đã giải thích rằng không có đường cong Laffer theo nghĩa đen". Stockman cũng nói rằng "Laffer đã không sai, ông chỉ không tiến đủ xa" (trong việc quan tâm tới chi tiêu chính phủ)[27].

Một số người đã phê phán các yếu tố của thuyết kinh tế Reagan trên cơ sở của tính công bằng. Chẳng hạn, nhà kinh tế học John Kenneth Galbraith tin rằng chính quyền Reagan đã tích cực sử dụng đường cong Laffer "để hạ thấp thuế đối với người giàu"[28]. Một số nhà phê phán chỉ ra rằng thu nhập thuế gần như luôn luôn tăng mỗi năm, và trong hai nhiệm kỳ của Reagan thì sự gia tăng thu nhập thuế là thấp hơn so với các mức gia tăng trong các nhiệm kỳ tổng thống khi thuế suất biên cao nhất ở mức cao hơn[29]. Các nhà phê phán cũng chỉ ra rằng kể từ thời cắt giảm thuế của Reagan thì thu nhập đã không tăng đáng kể đối với phần còn lại của dân chúng. Khẳng định này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu cho thấy thu nhập của 1% dân số có thu nhập cao nhất đã tăng gần gấp đôi trong các nhiệm kỳ của Reagan, trong khi thu nhập của các mức thu nhập khác chỉ tăng không đáng kể và thu nhập thực tế đã giảm đối với ngũ phân vị dưới cùng[30].

Cắt giảm thuế của Bush

Thay đổi trong tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP trên đầu người từ 09-1975 tới 08-2004 so với thay đổi trong thuế suất biên cao nhất của 18 nước thuộc OECD. Việc thiếu sự tương quan đáng kể mâu thuẫn với các học thuyết trọng cung và gợi ý rằng cắt giảm các thuế suất cao nhất có thể không dẫn tới tăng trưởng kinh tế cao hơn[31].

Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) đã ước tính rằng sự gia hạn các chương trình cắt giảm thuế thời Bush 2001–2003 qua kỳ đáo hạn là năm 2010 sẽ làm tăng thâm hụt thêm 1,8 nghìn tỷ USD trong thập kỷ sau[32]. Nhà kinh tế học Paul Krugman tranh luận rằng các môn đồ của phái trọng cung đã không hoàn toàn tin tưởng rằng thuế suất thuế thu nhập của Hoa Kỳ là ở phía "dốc thụt lùi" của đường cong và tuy thế nhưng vẫn cổ vũ cho việc hạ thấp thuế để khuyến khích đầu tư của các khoản tiết kiệm cá nhân[33]

Bên ngoài Hoa Kỳ

Trong giai đoạn 1979-2002, trên 40 quốc gia khác, trong đó có Vương quốc Liên hiệp Anh, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Na Uy và Thụy Điển đã cắt giảm các thuế suất cao nhất của thuế thu nhập cá nhân. Trong một bài báo về điều này, Alan Reynolds, một thành viên cao cấp của Viện Cato, đã viết: "Tại sao lại có quá nhiều nước khác cắt giảm mạnh các thuế suất biên? Có lẽ họ chịu ảnh hưởng của phân tích kinh tế mới và chứng cứ từ... kinh tế học trọng cung. Nhưng sức mạnh chủ yếu của ví dụ có thể có sức thuyết phục lớn hơn. Các nhà chức trách đã nhận thấy rằng các chính quyền quốc gia khác sống khỏe hơn bằng cách thu được một phần vừa phải của một nền kinh tế phát triển nhanh (thuế biên thấp) hơn là cố gắng lấy được một phần lớn hơn của một nền kinh tế đình trệ (trung bình thuế cao)."[34]

Chính phủ Nhật Bản đã tăng thuế mua hàng vào năm 1997 với mục đích làm cân bằng ngân sách, nhưng thu nhập từ thuế của chính phủ đã giảm 4,5 nghìn tỷ yên do tiêu thụ giảm. Quốc gia này cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP 3% vào năm 1996, nhưng sau khi thuế tăng thì nền kinh tế rơi vào suy thoái[35]. Thu nhập thuế đạt mức đỉnh là 53 nghìn tỷ yên trong năm tài chính 1997 và suy giảm vào những năm sau đó, chỉ đạt 42 nghìn tỷ yên (~ 537 tỷ USD) năm 2012[36].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường_cong_Laffer http://www.angrybearblog.com/2010/11/hausers-law-i... http://www.bloomberg.com/news/ng%C3%A0y http://www.dailykos.com/story/2011/07/13/994029/-W... http://books.google.com/books?id=GcmvijkDrEcC&lpg=... http://www.huppi.com/kangaroo/L-taxcollections.htm http://www.nationalaffairs.com/doclib/20080528_197... http://www.polyconomics.com/gallery/Napkin003.jpg http://www.theatlantic.com/doc/198112/david-stockm... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,1... http://blogs.wsj.com/japanrealtime/2013/09/09/lear...